Nên lựa chọn lý do từ chối phỏng vấn thế nào?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Viết email từ chối phỏng vấn cũng là một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Thế nhưng không phải ai cũng để ý đến điều này và làm điều này một cách khéo léo. Hôm nay Tuyển dụng Hà Nội sẽ giúp bạn viết email từ chối phỏng vấn khi nhận được thư mời phỏng vấn từ doanh nghiệp nhưng lại không còn quá nhiều hứng thú với doanh nghiệp nữa.

Thực tế rằng có rất nhiều lý do khiến cho ứng viên không muốn tham gia vào buổi phỏng vấn, điển hình như là không cảm thấy bản thân thực sự phù hợp, không sắp xếp được lịch trình của bản thân, tìm ra một nhà tuyển dụng tốt hơn… Dù là bất cứ lý do nào thì khi bạn không muốn tham gia buổi phỏng vấn nữa, bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn thông qua việc viết một email từ chối tham gia phỏng vấn. Đó là cách thức thể hiện sự tôn trọng mà bạn dành cho doanh nghiệp đó.

Viết email từ chối phỏng vấn không phải là viết một cách qua loa cho có, mà bạn cần phải nêu rõ lý do mà bạn không thể tham gia vào buổi phỏng vấn ấy. Dù là lý do khách quan hay chủ quan thì đưa ra một lý do chính đáng là điều cần thiết. Hanoijob.vn sẽ gợi ý cho bạn một số lý do có thể đưa vào email, tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích sự quá lừa dối và không trung thực. Vì thế hãy xem những gợi ý trước đây một cách khách quan và là một nguồn tham khảo:

  • Thứ nhất, bạn có thể đã tìm hiểu kỹ càng hơn về công việc đang ứng tuyển cũng như chính trong ty mà bạn đang ứng tuyển. Nhưng phát hiện ra rằng, những gì mà công ty công viên đang dẫn không phù hợp với mục tiêu mà bạn đang nỗ lực thực hiện. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới lại không hề phù hợp với mục tiêu của công ty. Dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì đã không cùng chung chí hướng, bạn có thể không cần cân nhắc thêm.
  • Thứ hai, bạn cần thay đổi về công việc , các dự định do đã gặp phải các vấn đề bất ngờ trong cuộc sống.
  • Thứ ba, nhà tuyển dụng đã phản hồi quá chậm sau khi bạn nộp hồ sơ ứng tuyển. Hoặc công việc có yêu cầu khá cao và bạn không thể đáp ứng. Do vậy, bạn đã tìm được một việc làm khác phù hợp với bản thân hơn trong thời gian đó. Hoặc công ty đặt câu hỏi bạn mong muốn điều gì khi đến công ty chúng tôi, bạn lại cảm thấy công ty không thể đáp ứng được mong muốn của bạn.
  • Thứ tư, một lời mời từ công ty khác với mức lương cao hơn đã hấp dẫn được bạn. Bạn không muốn đi làm lúc nào cũng suy nghĩ có nên nhảy việc vì lương, chán việc muốn nghỉ. Vậy nên từ đầu bạn nên chọn công ty với mức lương bạn thích.
  • Thứ năm, một số thay đổi trong lịch trình cá nhân đã khiến bạn không thể sắp xếp làm công ty, dù cuộc phỏng vấn sắp tới có thể thành công đi chăng nữa.